10 Quy Tắc Vàng Để Lặn Bình Khí An Toàn
“Làm thế nào để có một chuyến đi lặn bình khí an toàn nhất có thể ?” Dưới đây là mười nguyên tắc an toàn được rút ra từ các thợ lặn chuyên nghiệm giúp bạn hạn chế các rủi ro và chuẩn bị cho một trải nghiệm Scuba Diving hoàn hảo
Lặn bình khí – Scuba Diving là gì và có nguy hiểm không?
Khi tham gia lặn bình khí, bạn sẽ được trang bị một bình dưỡng khí và bộ cùm thở để hít thở từ bình khí nén. Lặn bình khí sẽ cho bạn thời gian hít thở thư giản (trong khoảng 1 tiếng 30 phút) để ngắm nhìn thế giới đại dương đầy màu sắc so với lặn tự do – Freediving nhưng sẽ kèm theo những nguyên tắc an toàn khắt khe hơn.
Luôn cảnh giác và ý thức được rằng bạn đang bước vào một môi trường không tự nhiên đối với con người – cũng như tuân thủ các quy tắc trong quá trình luyện tập và thực hành Scuba Diving – thì OSVN chắc chắn rằng bạn sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề nào.
1. Không được dừng nhịp thở:
Đây là điều tối quan trọng trong Scuba Diving. Hãy tưởng tượng phổi của bạn khi nín thở như một trái bong bóng bị buộc chặt, khi lặn càng sâu, áp lực nước tăng lên đè lên vùng ngực dẫn đến tức ngực, nghiêm trọng hơn sẽ là vỡ thành phổi. Do đó, hãy duy trì nhịp thở đều và nhẹ nhàng.
2. Lên kế hoạch lặn, tìm hiểu về thời tiết, con nước:
Xác định địa điểm lặn thông qua các tour du lịch và kiểm tra tình hình: thời tiết, thuỷ triều, sóng, gió vào buổi sáng của ngày bạn định lặn.
3. Kiểm tra trang thiết bị lặn vào đêm hôm trước:
Kiểm tra an toàn thiết bị trước khi lặn là một điều tuyệt đối cần thiết khác nếu bạn muốn đảm bảo mình an toàn tuyệt đối nhất có thể – 15% số ca tử vong khi lặn trong năm 2016 là do trục trặc thiết bị.
4. Đi lên từ từ và an toàn:
Trong quá trình lặn, cơ thể của bạn sẽ hấp thụ khí nitơ. Khí nitơ nén lại do áp suất nước tuân theo Định luật Boyle và từ từ bão hòa các mô cơ thể. Khi bơi lên quá nhanh, khí nitơ sẽ giãn nở và không được thoát ra khỏi cơ thể sẽ tạo thành các bong bóng nhỏ trong các mạch máu dẫn đến bệnh giảm áp. Do đó, giữ tốc độ bơi lên không quá 18 mét mỗi phút và đảm bảo bạn dừng lại an toàn trong ba phút trừ khi thiếu không khí.
5. Đặt giới hạn cho bản thân:
Chỉ lặn đến độ sâu mà bạn cảm thấy tự tin và an toàn. Lặn biển là một loạt các kỹ năng, vì vậy hãy cho bản thân thời gian để rèn luyện để phát triển.
6. Đảm bảo sức khoẻ thể chất và tinh thần:
Cũng như các thiết bị lặn, sức khoẻ cũng cần được kiểm tra trước ngày đi lặn. Đừng để sự hấp dẫn của trải nghiệm mạo hiểm đến tính mạng của bạn.
7. Kiểm tra đồng hồ lặn:
Đồng hồ lặn sẽ cung cấp: độ sâu, thời gian lặn, tốc độ lặn giúp bạn kiểm soát hành trình lặn tốt hơn.
8. Quy tắc một phần ba:
Chia lượng không khí trong bình làm 3 phần: một phần ba không khí để lặn xuống, một phần để lặn lên và phần thứ ba cho việc dự trữ trong trường hợp khẩn cấp.
9. Không bao giờ lặn một mình:
Có một người bạn lặn giúp giảm đáng kể nhiều rủi ro. Hãy duy trì liên lạc thường xuyên và giữ bạn lặn trong tầm mắt để nhận được sự trợ giúp tức thời khi cần thiết. Đừng quên học thêm “ngôn ngữ lặn” để giao tiếp hiệu quản hơn nhé.
10. Kiểm soát độ nổi:
Khi kiểm soát được độ nổi, bạn sẽ không bao giờ chìm như hòn đá và không mất quá nhiều sức khi bơi lên.
Lặn bình khí – Scuba Diving là một bộ môn lặn đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự luyện tập. Tuy nhiên, nếu bạn mong muốn có được một trải nghiệm vượt ngoài trí tưởng tượng thì Scuba Diving sẽ mở ra hành trình khám phá đại dương đầy mê hoặc.
XEM THÊM các sản phẩm cần thiết để lặn bình khí TẠI ĐÂY nhé!