9 lời khuyên để nổi lên và lặn xuống an toàn khi lặn bình khí

Bạn đã từng lặn xuống quá nhanh và cảm nhận tai mình bắt đầu đau không? Hoặc có thể tốc độ nổi lên mặt nước của bạn quá gấp và divemaster phải tóm lấy bạn chỉ để làm bạn chậm lại?

Mặc dù chúng tôi biết bạn muốn tận dụng tối đa trong ca lặn của mình, nhưng hãy nhớ rằng việc lên xuống an toàn và có kiểm soát trong khi lặn cũng rất quan trọng. Vậy điều gì khiến bạn lặn xuống hoặc nổi lên mất an toàn? Làm thể nào để tránh những yếu tố đó để đảm bảo mỗi ca lặn của bạn thành công?

Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các kỹ thuật lên và xuống để bạn có thể tận hưởng ca lặn an toàn nhất có thể.

Kỹ thuật trong quá trình lặn bình khí

  1. Tốc độ

Khi bạn nổi lên hoặc lặn xuống quá nhanh, cơ thể bạn không thể điều chỉnh đủ nhanh với sự thay đổi của áp suất. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là không được vội vàng. Nếu lên xuống quá nhanh thì ảnh hưởng tới vấn đề cân bằng tai vì bạn sẽ không thể xả kịp các túi khí bên trong tai đủ nhanh.

Nổi lên nhanh chóng sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh giảm áp. Đây là khi khí nitơ trong cơ thể không thể đào thải đủ nhanh dẫn tới các bong bóng khi bắt đầu hình thành trong cơ thể. Hay một bệnh khác nghiêm trọng hơn là chấn thương phổi, nơi các phế nang trong phổi bị vỡ.

Nguyên tắc chung để an toàn khi nổi lên mặt nước của lặn bình khí là không được nhanh hơn bong bóng khi của bạn hoặc không nổi nhanh hơn 9 mét mỗi phút.

  1. Điểm dừng

Bạn phải luôn kết thúc ca lặn của mình bằng một điểm dừng an toàn ở tầm 5m trong ít nhất 3 phút. Bằng cách này, bạn sẽ có thể tránh được bệnh giảm áp hoặc chấn thương do giãn nở quá mức của phổi. Điều này càng trở nên quan trọng đối với những ca lặn sâu trên 18 mét. Một điểm dừng an toàn cho phép cơ thể bạn loại bỏ khí nitơ, do đó ngăn sự hình thành bong bóng khí trong mô.

Đôi khi, một điểm dừng an toàn có thể là một thách thức trong điều kiện khó khăn như dòng nước chảy. Vì vậy, nếu có một sợi dây từ tàu, hãy bám lấy nó để ổn định lại cơ thể. Nếu không có dây, hãy dừng ở độ sâu sâu hơn một chút, tầm 6 mét.

Luôn đảm bảo bình của bạn luôn đủ khí để nổi lên và một điểm dừng an toàn. Đừng đợi cho đến khi bạn phát hiện ra lượng khi của bạn dần cạn kiệt rồi bắt đầu nổi lên. Bạn nên luôn luôn nổi lên mặt nước với một khoản khí dự trữ để bạn quay trở về tàu an toàn.

  1. Tư thế

Khi nổi lên và lặn xuống, tốt nhất là bạn nên dựng thẳng cơ thể chứ không phải ở tư thế nằm sấp, đặc biệt là trong thời gian dừng an toàn.

Bạn sẽ kiểm soát bản thân tốt hơn với tư thế này, cũng như bạn sẽ ở độ sâu thích hợp khi lặn xuống. Sẽ dễ dàng hơn nhiều để giữ ở tư thế này nếu bạn cân đúng trọng lượng và có thể kiểm soát được độ nổi của mình. Những người mới lặn có thể thấy mình di chuyển hoặc lênh đênh trong nước, điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ lên hoặc xuống của họ.

  1. Bám vào dây thừng

Nếu có sẵn dây thừng ở điểm lặn được thả từ tàu, hãy giữ nó trong suốt thời gian bạn nổi lên hoặc lặn xuống. Điều này giúp bạn ở cạnh với những bạn lặn trong nhóm tránh bị trôi khỏi điểm lặn. Nó cũng cho phép bạn kiểm soát tốc độ lên và xuống dễ dàng. 

Khi nổi lên, không khí còn lại trong BCD sẽ nở ra, điều này có nghĩa bạn sẽ thấy mình nổi nhanh hơn so với dự kiến. Giữ vững dây thừng giúp bạn ổn định và ngăn bạn nổi lên quá đột ngột. Đừng quá lạm dụng BCD để nổi lên.

  1. Phao DSMB

Sử dụng phao hiệu DSMB (Delayed Surface Marker Buoy) cần rất nhiều thời gian để thực hành cách triển khai an toàn. Một thiết bị an toàn cần thiết để chỉ ra vị chỉ của các thợ lặn đến thuyền lặn, DSMB đòi hỏi kỹ năng và bí quyết cẩn thận.

Delayed Surface Marker Buoy DSMB - Arian Diving Center
Sử dụng DSMB

Bạn phải triển khai DSMB của mình trong khi bạn vẫn ở dưới nước chứ không phải trên bề mặt. Điều quan trọng hơn là sử dụng chúng ở khu vực có nhiều tàu thuyền.

Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng bạn không bao giờ gắn dây hoặc cuộn dây vào BCD của mình. Nếu không, bạn sẽ nổi lên với cùng tốc độ với DSMB và có thể có nguy cơ mắc bệnh giảm áp. Bạn cần phải sẵn sàng xả không khí từ BCD của mình để chống lại mức độ nổi của phao đánh dấu.

  1. Sử dụng đồng hồ lặn

Cách an toàn nhất để đảm bảo bạn đang nổi lên và lặn xuống với tốc độ phù hợp là sử dụng đồng hồ lặn chất lượng. Nó sẽ cung cấp tất cả thông tin cần thiết về độ sâu và thời gian lặn của bạn cũng như cảnh báo bạn khi bạn đang nổi lên quá nhanh. Đó cũng là cách hiệu quả và chính xác nhất để tính thời gian dừng an toàn của bạn.

Đồng hồ lặn của bạn phải dễ đọc, dễ hiểu và chính xác. Ngày nay, nhiều thợ lặn thích các đồng hồ lặn tích hợp công nghệ không dây theo dõi lượng tiêu thụ khí. Tuy nhiên, bạn nên luôn kiểm tra đồng hồ đo áp suất (SPG) của mình cho các mục đích dự phòng.

  1. Thường xuyên cân bằng tai

Nếu bạn không cân bằng tai, áp lực sẽ tích tụ trong tai và gây đau đớn vô cùng. Tránh đau tai, khó chịu và chấn thương về sau bằng cách cân bằng tai thường xuyên. Nếu bạn cảm thấy áp lực dồn nén trong tai hoặc không thể cân bằng, hãy cố gắng dừng lại, nổi lên nhẹ nhàng và làm lại từ từ.

Hầu hết các thợ lặn học cách cân bằng bằng cách bịt mũi và thở ra nhẹ nhàng để thả hoặc “bật” tai. Về cơ bản, điều này buộc các ống eustachian phải mở ra. Những thợ lặn có kinh nghiệm có thể cân bằng bằng cách cử động hàm và nuốt nước bọt. Kỹ thuật này có thể cần thực hành nhiều hơn một chút.

Lưu ý: thuốc lá, sữa và rượu thực sự có thể khiến bạn khó cân bằng hơn, vì vậy nếu bạn gặp vấn đề với việc thông tai, tốt nhất nên tránh chúng trước khi lặn.

  1. Kiểm tra bạn lặn

Đừng để mất người bạn lặn của bạn khi bắt đầu hoặc kết thúc chuyến lặn. Bạn phải nổi lên dần và lặn xuống dần với một tốc độ tương tự. Nếu bạn của bạn đang lặn xuống hoặc nổi lên nhanh chóng, đừng cố gắng theo kịp. Thay vào đó, hãy cố gắng ra dấu hiệu để họ giảm tốc độ.

Các thợ lặn đôi khi hoảng sợ khi nổi lên, nghĩ rằng họ sẽ hết hơi. Sự hoảng loạn thường sẽ dẫn đến việc tiêu thụ không khí nhanh hơn và nổi lên mặt nước nhanh hơn. Kiểm tra mức tiêu thụ không khí của bạn và người bạn lặn của bạn vì bạn có thể cần phải chia sẻ không khí bằng cùm thở phụ (cùm vàng) nếu chúng quá thấp.

  1. Giữ nhịp thở

Nguyên tắc số một khi lặn biển là giữ hơi thở. Điều này rất quan trọng trong toàn bộ quá trình lặn của bạn. Hãy ghi nhớ điều này bắt đầu từ quá trình lặn xuống của bạn, quá trình lặn thực sự của bạn và đặc biệt là khi bạn nổi lên. Việc nín thở bất cứ lúc nào trong quá trình lặn có thể khiến bạn có nguy cơ bị thương phổi nghiêm trọng.

Áp suất là tất cả mọi thứ trong lặn biển và phải được xem xét trong suốt quá trình lặn của bạn. Khi bạn lặn xuống, thể tích phổi giảm. Trong khi đó, phổi của bạn mở rộng khi bạn nổi lên. Đây là lý do tại sao bạn không bao giờ được nín thở. Hãy nhớ rằng chấn thương phổi do giãn nở quá mức rất nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong.

Trả lời



Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.